Quy trình sản xuất đèn xông tinh dầu Bát Tràng
Quy trình sản xuất đèn xông tinh dầu Bát Tràng
Đèn xông tinh dầu bát tràng với nhiều kiểu dáng và mẫu mã, như dáng tròn, lựu, trống, bẹt, xoài, sóng…. với đủ các kiểu vẽ phong phú từ các loại hoa, phong cảnh đồng quê việt nam cho đến chữ thư pháp hay các hình ảnh ngộ nghĩnh. Mỗi chiếc đèn giống như một bức tranh tái hiện của làng quê khi thì yên bình, tĩnh lặng, khi thì sống động, rộn ràng.... Tất cả đều được tạo lên từ bàn tay tài hoa của biết bao nghệ nhân làng gốm Bát Tràng. Đèn xông tinh dầu Bát Tràng là một sản phẩm mới vài năm đổ lại đây, khi nhu cầu dùng tinh dầu của người dân tăng cao. Cầm những chiếc đèn xinh xắn đáng yêu trên tay bạn đã bao giờ tự hỏi chúng được sản xuất ra như thế nào chưa, cùng Tinh dầu Khánh Linh tìm hiểu quy trình sản xuất một chiếc đèn xông tinh dầu bát tràng nhé, chắc chắn bạn sẽ thấy yêu và trân trọng chúng hơn rất nhiều ạ.
Để làm ra một chiếc đèn xông tinh dầu bằng gốm bát tràng người thợ gốm phải qua các khâu: chọn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men, và cuối cùng là nung sản phẩm.
1. Chọn đất
Cần phải chọn đất sét có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màu trắng xám, độ chịu lửa cao, càng chứa hàm lượng ô xít sắt thấp càng tốt vì nếu hàm lượng này cao khi sấy khô sẽ bị ngót nhiều và ra thành phẩm sẽ không được trắng.
2. Xử lí, pha chế đất
Trong đất sét sử dụng thường có lẫn tạp chất, cũng tuỳ theo yêu cầu của từng loại gốm khác nhau mà có thể có những cách pha chế đất khác nhau để tạo ra sản phẩm phù hợp. Ở Bát Tràng, phương pháp xử lí đất truyền thống là xử lí thông qua ngâm nước trong hệ thống bể chứa, gồm 4 bể ở độ cao khác nhau.
3. Tạo dáng
Trước đây phương pháp tạo dáng cổ truyền của người làng Bát Tràng là làm bằng tay trên bàn xoay. Tuy nhiên theo yêu cầu sản xuất gốm công nghiệp hay mĩ nghệ, hiện nay nghệ nhân gốm có thể đắp nặn một dáng đèn nào đó làm mẫu để đổ khuôn thạch cao phục vụ cho việc sản xuất hàng loạt.
4. Phơi sấy và sửa hàng mộc
Hiện nay người dân bát tràng dùng lò sấy để sấy những chiếc đèn xông tinh dầu mộc, bằng cách tăng nhiệt độ bình thường để cho nước bốc hơi dần dần thay vì hong khô chúng trên giá và để nơi thoáng mát như ngày xưa. Đảm bảo sao cho đèn khô, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hình dáng.
Sau khi đèn khô có thể mang ra chỉnh để đèn được cân và tròn, có thể cắt, gọt chỗ thừa, bồi đắp chỗ khuyết, khoan lỗ trên đèn hoặc đế, tỉa lại đường nét hoa văn và thuật nước cho mịn mặt sản phẩm.
Theo yêu cầu trang trí, có thể đắp thêm đất vào một vài vùng nào đó trên sản phẩm rồi cắt tỉa để tạo hình (đắp phù điêu), có khi phải khắc sâu các hoạ tiết trang trí trên mặt sản phẩm...
5. Vẽ trên đèn xông tinh dầu
Thợ gốm Bát Tràng dùng bút lông vẽ trực tiếp trên nền mộc các hoa văn hoạ tiết. Thợ vẽ gốm phải có tay nghề cao, hoa văn họa tiết phải hài hoà với dáng gốm, các trang trí hoạ tiết này đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu...
Vẽ trên đèn xông tinh dầu bát tràng
6. Tráng men
Đèn xông tinh dầu mộc sẽ được làm sạch bụi bằng chổi lông trước khi được mang đi tráng men. Người thợ gốm Bát Tràng thường chọn phương pháp tráng men trực tiếp lên trên đèn mộc hoàn chỉnh. Những sản phẩm mà xương gốm có màu trước khi tráng men phải có một lớp men lót để che bớt màu của xương gốm, đồng thời cũng phải tính toán tính năng của mỗi loại men định tráng nên từng loại xương gốm, nồng độ men, thời tiết và mức độ khó của xương gốm... Kĩ thuật tráng men có nhiều hình thức như phun men, dội men nên bề mặt cốt gốm cỡ lớn, nhúng men đối với loại gốm nhỏ nhưng thông dụng nhất là hình thức láng men ngoài sản phẩm, gọi là "kìm men", và khó hơn cả là hình thức "quay men" và "đúc men".
Quá trình tráng men gốm
7. Sửa hàng men
Người thợ gốm tiến hành tu chỉnh lại sản phẩm lần cuối trước khi đưa vào lò nung. Trước hết phải xem kĩ từng sản phẩm một xem có chỗ nào khuyết men thì phải bôi quệt men vào các vị trí ấy. Sau đó họ tiến hành "cắt dò" tức cạo bỏ những chỗ dư thừa men, công việc này gọi là "sửa hàng men".
8. Nung Gốm
Khi công việc chuẩn bị hoàn tất thì đốt lò trở thành khâu quyết định sự thành công hay thất bại của một mẻ gốm. Việc làm chủ ngọn lửa theo nguyên tắc nâng dần nhiệt độ để lò đạt tới nhiệt độ cao nhất và khi gốm chín thì lại hạ nhiệt độ từ từ chính là bí quyết thành công của khâu đốt lò.
Trước đây người thợ gốm Bát Tràng chuyên sử dụng các loại lò như lò ếch (hay lò cóc), lò đàn và lò bầu để nung gốm, sau này, xuất hiện thêm nhiều loại lò nung khác, càng ngày càng hiện đại và đơn giản trong việc thao tác hơn.
Sau khi nung xong người ta bịt hết các cửa lò, lỗ giòi, lỗ xem lửa để làm nguội từ từ. Quá trình làm nguội trong lò kéo dài 2 ngày 2 đêm, sau đó mới mở cửa lò và để tiếp 1 ngày 1 đêm nữa rồi mới tiến hành ra lò.
Sau khi lò nguội, nhưng chiếc đèn xông tinh dầu ra lò được đánh giá phân loại và sửa chữa lại các khuyết điểm (nếu có thể được) trước khi đem ra phân phối sử dụng.
Xem thêm nhiều mẫu đèn xông tinh dầu bát tràng tại đây: http://tinhdaukhanhlinh.vn/san-pham/%C4%90en-Xong-Tinh-dau-59
Trân trọng: Tinh dầu Khánh Linh!